Học toán online

Toán cấp 1

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Banner trang chi tiết
MathChallenge Tìm tòi học toán > NHÀ TOÁN HỌC ISAAC NEWTON (04/01/1643 – 31/03/1727)

NHÀ TOÁN HỌC ISAAC NEWTON (04/01/1643 – 31/03/1727)

Là nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học và nhà thần học người Anh, được xem là một trong những nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử, với vai trò là nhân vật chính trong cuộc cách mạng khoa học.

 

                                                    

 

Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, trong một gia đình nông dân, vào ngày 4 tháng 1 năm 1643 (theo lịch mới), ông bị sinh non và những người có mặt lúc ấy nghĩ rằng Newton không thể sống được. Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông-một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất trước khi ông sinh ra ba tháng. Newton là một đứa trẻ bé nhỏ, theo mẹ của ông thì ông có thể cho vừa vào một chiếc cốc to bằng một quart. Khi Newton mới ba tuổi, mẹ ông đã cưới và ở với người chồng mới, để lại ông cho bà ngoại nuôi. Newton đã không thích cha dượng và có ác cảm với mẹ mình. Khi ông ở tuổi khoảng 12 đến 17, ông học tại King’s School, Grantham, nơi mà ông học tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp và có thể là một nền tảng quan trọng của toán học. Sau đó, ông rời khỏi trường và đến năm 1659, ông có mặt tại Woolsthorpe-by-Colsterworth, nơi mà mẹ ông, lần thứ hai góa bụa, đã cố gắng thuyết phục ông trở thành một nông dân. Nhưng Newton lại ghét việc đồng áng. Henry Stocks, thầy của ông tại King’s School, đã thuyết phục mẹ ông cho ông quay trở lại trường học để ông có thể tiếp tục việc học của mình. Ông đã trở thành một trong những học sinh đứng đầu, phân biệt mình khỏi mọi người khác bằng việc làm những đồng hồ Mặt Trời và tạo các mô hình cối xay gió.

 

Vào tháng 6 năm 1661, Newton được gửi tới Trường đại học Trinity, Cambridge theo như đề xuất của một người thân và cũng là cựu sinh viên của trường này. Ban đầu ông làm các công việc lặt vặt như một người giúp việc cho đến năm 1664, ông được nhận học bổng bốn năm tới lúc lấy bằng MA. Vào thời điểm đó, giáo trình của ngôi trường dựa trên triết học của Aristoteles, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và quang học của Kepler. Ông đã viết một loạt các “Quaestiones” về triết học cơ học trong thời gian này: “Platon là bạn của tôi, Aristoteles là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi”. Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663.

 

Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1665, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh. 

 

Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica. Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật vạn vật hấp dẫn Newton (Sau khi Newton công bố định luật vạn vật hấp dẫn, giới khoa học lưu truyền câu chuyện quả táo rơi trúng đầu Newton liệu có mối liên hệ giữa khối lượng và khoảng cách của vật thể trong nhà vật lý vĩ đại này. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là câu chuyện thêu dệt, chỉ là một huyền thoại và rằng ông đã không xây dựng lý thuyết về lực hấp dẫn ở bất cứ thời điểm duy nhất nào). Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.

 

Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước nhà toán học Gottfried Leibniz. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số. Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. Ông mất ngày 20 tháng 3 năm 1726 (31 tháng 3 năm 1727 theo lịch mới) tại Luân Đôn.

 

Nguồn: ST

mathchallenge.vn 


Bài viết liên quan